Thời gian gần đây, xu hướng làm đẹp bằng các sản phẩm "thiên nhiên" được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng, bao gồm cả các sản phẩm làm đẹp bằng cây cỏ, thảo mộc. Nghe đến "thuốc Đông y", nhiều người nghĩ rằng nó rất lành, không tác dụng phụ nên dễ dàng sử dụng nên luôn tự tìm mua, pha chế thảo dược để sử dụng mà không có ý kiến chuyên gia.
Dù là thuốc Đông y thì chúng cũng cần có liều lượng nhất định, không được sử dụng một cách bừa bãi được đâu!
1. Những loại mỹ phẩm đông y trôi nổi mà chị em cần cẩn thận nâng cao cảnh giác:
Tuy nhiên, thuốc nào cũng là thuốc và cũng có hai mặt: chỉ định và chống chỉ định. Thuốc trị được bệnh hiệu quả như thế nào thì cũng có thể gây tác hại như thế ấy nếu bệnh nhân tự dùng mà không đúng chỉ định hoặc rơi vào tình huống chống chỉ định. Đã không ít trường hợp bị tác dụng phụ nguy hiểm khi lạm dụng thuốc Đông y. Thế nhưng, hiện nay trên các mạng xã hội vẫn rao bán tràn lan những bài thuốc đầy nghi ngờ nhưng vẫn đang được chị em tin dùng. Điển hình là những loại "bột thuốc" với công dụng được giới thiệu làm trắng da, trị mụn, nám, tàn nhang,…ngay tức thì.
Những loại "bột thuốc Đông y" được rao bán trên mạng không hề có nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng cũng như thành phần.
Ngoài "bột thuốc" thì còn có cả "thuốc rượu" nữa. Thuốc rượu thực chất là các loại rượu được ngâm cùng các nguyên liệu thiên nhiên là các loại rễ cây, vỏ cây khác nhau cùng một số loại bột màu trắng được cho là bột dưỡng. Nếu không đọc hướng dẫn sử dụng dán trên vỏ ngoài của chai thì chắc hẳn không ai có thể nhận ra được nguyên liệu để làm nên loại dược liệu "thần thánh" đó. Loại thuốc rượu này được quảng cáo là loại bỏ mụn, từ mụn trứng cá cho tới những loại mụn khó đánh bay nhất như mụn đầu đen, mụn bọc…, trị nám, tái tạo và làm đẹp da một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế, các loại thuốc rượu trên đều là những loại thuốc tự chế với những nguyên liệu cùng công thức không khoa học, chưa được kiểm định về chất lượng cũng như độ an toàn đối với người tiêu dùng.
"Thuốc rượu" được giới thiệu ngâm từ rễ cây, vỏ cây và thảo mộc có tác dụng trị mụn, trị nám, tái tạo da,... như là một thứ "thần dược" được chị em săn đón cũng không hề có nguồn gốc xuất xứ hay hạn sử dụng.
Trái với những lời chào mời sản phẩm ngọt ngào về lợi ích tuyệt diệu mà sản phẩm mang lại, tác dụng tiêu cực của rượu thuốc là vô cùng to lớn. Thực tế, trong rượu có chứa chất cồn có hại cho da, đặc biệt là vùng da nhạy cảm, chịu nhiều tác động của nội tiết tố cơ thể và tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài như vùng da mặt. Đối với gan, rượu như một kẻ thù hiểm ác khiến gan bị tàn phá nặng nề thì đối với da mặt mỏng manh như thế thì sức tàn phá của loại dung dịch này cũng không hề thua kém.
Thường được cam kết là hoàn lại tiền nếu không có tác dụng, thế nhưng không ai cam kết rằng sẽ hoàn lại tiền nếu có tác dụng phụ.
2. Hậu quả khôn lường từ sự nhẹ dạ cả tin
Bên cạnh đó, những thành phần được cho là "thiên nhiên", "thảo dược tốt nhất" lại xuất phát không rõ nguồn gốc, công dụng. Chẳng có gì có thể đảm bảo được những loại rễ cây, vỏ cây, "bột dưỡng da" đó lại không làm hại da hay gây kích ứng da mặt. Có thể thấy, hữu dụng đâu không thấy, chỉ toàn thấy tác hại đến da.
Da bị lột, bong tróc, là nguyên nhân khiến hàng rào bảo vệ da mỏng đi do dùng thuốc đông y sai cách!
Với các loại mặt nạ không nguồn gốc như trên, không ai biết chúng thật sự gồm những thành phần gì. Cũng không loại trừ khả năng người bào chế thuốc có cho thêm một thành phần chất tẩy trắng nào đó vào thuốc đông y dạng bột này. Hơn nữa, do sự hiểu biết hạn chế, nhiều chị em tự ý mua thuốc bột về pha chế với nhiều loại trái cây, sữa chua để đắp lên mặt và lại dùng thường xuyên khiến da bị dị ứng nên sưng đỏ, viêm tấy,…
Có rất nhiều câu chuyện đau lòng cảnh báo, nhưng chị em vẫn cứ tin dùng hàng trôi nổi trên mạng.
Một số vị thuốc đông y từ ngàn xưa đã được chứng minh là có công dụng trong việc làm đẹp và đã được kiểm nghiệm thực tế
Theo các nhà chuyên môn, một số vị thuốc đông y từ ngàn xưa đã được chứng minh là có công dụng trong việc làm đẹp như bạch phục linh, cám gạo, trái cây, hoa đào, hoa hồng,... và đã được kiểm nghiệm thực tế. Tuy nhiên, các thành phần này phải được pha chế đúng liều lượng và thường sau một thời gian mới phát huy hiệu quả chứ không thể trong một sớm một chiều.
Làm đẹp bằng thuốc Đông y tuy an toàn và tiết kiệm, thế nhưng muốn làm đẹp bằng đông y cần phải đến các nhà thuốc chuyên môn để biết kết hợp các thành phần này một cách hợp lý, đúng liều lượng, đúng loại da. Bạn nên gặp thầy thuốc để được chỉ dẫn cụ thể, không nên tự ý mua về sử dụng đâu nhé!
>>>Xem thêm: Môi dày quyến rũ như Lily Maymac không khó, chỉ cần áp dụng 6 mẹo thoa son này!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét