Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Gạt bỏ mối lo xổ bụng sau sinh nếu biết những cách phòng ngừa hiệu quả!

Xổ bụng sau sinh luôn là vấn đề thường gặp và gây cho chị em phụ nữ nhiều phiền toái cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vậy xổ bụng sau sinh là gì? Tác hại của nó ra sao? Làm thế nào để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này?

Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên!

1. Xổ bụng sau sinh là gi?

Thông thường cơ bụng trái và cơ bụng phải được giữ với nhau bằng các mô, và khối liên kết chắc chắn này có tác dụng giữ cho nội tạng ở nguyên vị trí của mình. Từ đó giúp cân đối và giảm áp lực lên các vùng xương cột sống, xương chậu. Tuy nhiên khi mang thai, do kích thước bụng lớn dần lên các mô này bị dãn ra khiến cho cơ bụng bị tách xa nhau, tách hẳn sang hai bên. Và khiến cho nội tạng không được giữ cố định gây ra sự mất cân bằng về áp lực lên các vùng xương sống, xương chậu.

gat bo moi lo xo bung sau sinh neu biet nhung cach phong ngua hieu qua! - 1

Biểu hiện của xổ bụng sau sinh:

- Hiện tượng đau vùng thắt lưng và cột sống;

- Bụng trước có một phần mềm nhô lên và không thon gọn lại sau 6-8 tuần sau khi sinh;

- Khi bạn nằm co chân, nâng vai lên, dùng ngón tay ấn vào giữa bụng (phần dưới rốn) mà cảm thấy khoảng cách giữa hai cơ bụng của mình. Tùy người mà mức độ tách cơ có thể là một hoặc đến năm ngón tay.

gat bo moi lo xo bung sau sinh neu biet nhung cach phong ngua hieu qua! - 2

2. Xổ bụng sau sinh mang đến những tác hại gì?

Khi bị xổ bụng nội tạng sẽ không được giữ cố định như trước nên sẽ gây ra sự mất cân đối về áp lực trên các vùng xương sống và xương chậu của cơ thể. Điều này dẫn đến hiện tượng mỏi lưng, đau lưng đặc biệt là đau mạnh ở vùng thắt lưng và cả táo bón.

Không chỉ thế phần mềm nhô lên ở bụng trước khiến cho vòng 2 trong không thon gọn và thậm chí là xồ xề. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho chị em phụ nữ phải tạm biệt những bộ cánh tôn dáng và chỉ dám mặc những trang phục rộng to để che giấu khuyết điểm cơ thể.

3. Làm thế nào để phòng ngừa và khắc phục tình trạng xổ bụng sau sinh?

Xổ bụng thường diễn ra mạnh vào tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kì và xuất phát nhiều nhất từ tình trạng tập thể dục sai cách và tăng cân quá nhiều trong thai kì. Vậy để phòng ngừa tình trạng nên làm gì?

Chú ý tập các bài thể dục đều đặn và đúng cách, đặc biệt là bài tập bụng ngang, tránh các bài tập đứng lên ngồi xuống, vặn mình, nâng cả vai và hai chân, các bài tập yoga cũng không phải là một sự lựa chọn đúng đắn.

gat bo moi lo xo bung sau sinh neu biet nhung cach phong ngua hieu qua! - 3

Bài tập bụng ngang: Nằm thẳng lưng trên sàn, hai tay đặt và bám nhẹ xuống sàn làm điểm tựa, nâng hai chân lên và xuống ngược chiều nhau. (Lưu ý tập nhẹ nhàng và cường độ tập luyện vừa phải, khoảng 5-10p)

Tránh tăng cân quá nhiều trong thời kì mang thai, bạn chỉ nên tăng từ 10-15 kg, vừa đảm bảo sức khỏe cho em bé trong bụng mà vẫn đảm bảo được vóc dáng sau sinh.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra khung xương chậu, đặc biệt khi có các triệu chứng đau mỏi lưng và vùng thắt lưng. Nếu bạn bị đau xương chậu mà phải mang vác nặng thì sẽ đẩy tử cung chống vào thành bụng, gây xổ bụng.

Nếu bạn không phòng ngừa được mà tình trạng xổ bụng vẫn diễn ra sau khi sinh em bé thì sao?

Để khắc phục tình trạng xổ bụng vào giai đoạn sau sinh sẽ khó khăn hơn, trước tiên bạn cần tránh các bài tập gây tác dụng trực tiếp lên cơ bụng như plank, gập bụng, sit up,...Hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và không tác dụng trực tiếp lên cơ bụng: đi bộ (đi chậm),... Chú ý chế độ ăn uống của mình, đừng ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ chứa nhiều chất béo khó chuyển hóa.

gat bo moi lo xo bung sau sinh neu biet nhung cach  phong ngua hieu qua! - 4

Tiếp theo đừng nịt bụng, thực tế khi mới sinh mà tiến hành nịt bụng thì bạn đang mắc sai lầm đấy, chúng chẳng có tác dụng gì đâu thậm chí còn chèn ép làm ứ đọng dịch sản.

gat bo moi lo xo bung sau sinh neu biet nhung cach phong ngua hieu qua! - 5

Cuối cùng nếu sau 6-8 tuần mà hiện tượng xổ bụng của bạn không biến mất thì tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra cho mình một lộ trình khắc phục phù hợp và an toàn nhất.

>>> Xem tiếp: :

Bạn đã biết về phương pháp nhịn ăn gián đoạn giảm cân hay chưa?

Theo An An (Khám phá)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài viết nổi bật